Khóa học xây dựng hệ thống quản lý dự án bằng Redmine

THÔNG TIN CHUYÊN GIA

NGUYỄN THIỆN ÂN

(CV trên linkedin: https://www.linkedin.com/in/annguyenit/)

Tôi có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực phần mềm, các thị trường mà tôi đã từng tham gia bao gồm: Nhật, Mỹ và Việt Nam.

Tôi cũng đã trải qua nhiều vị trí trong các dự án phần mềm: Developer, Tester, Quality Assurance, Business Analytics, đặc biệt là nhiều năm với vị trí Project Manager và Senior Manager.

Hiện tôi đang làm vị trí Quality Assurance / Quality Control Manager cho một công ty phần mềm có quy mô hơn 100 người.

Hy vọng sẽ được được gặp các bạn trong thời gian sớm nhất.

I - GIỚI THIỆU CHUNG

A - Mô tả khóa học

Trong thực tế khi bạn thực hiện làm dự án phần mềm với nhóm thì chúng ta cần phải có một hệ thống quản trị công việc. Để đáp ứng được nhu cầu này thì chúng ta có thể có một số lựa chọn các phần mềm quản trị như:

1 - Atlassian.com

2 - Clickup.com

3 - Asana.com

4 - Monday.com

5 - Trello.com

Các hệ thống này thường sẽ cho bạn free với số lượng account nhất định, hoặc giới hạn tính năng, chứ không hỗ trợ nhiều nếu version bạn dùng không phải là trả phí.

Trong tất cả các lựa chọn trên thì Redmine là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc vì:

+ Redmine open source và có nhiều plugin miễn phí

+ Dễ dàng tích hợp với slack và các hệ thống khác như git, svn, etc.

+ Có thể tùy chỉnh hệ thống theo nhiều cách thống kế khác nhau

+ Có API hỗ trợ trong quá trình import/export task để thống kê vào google sheet/excel

+ Phân quyền, tạo query truy vấn task cho nhiều role khác nhau.

Hiện mình đã setup nhiều hệ thống quản lý cho nhiều công ty phần mềm bằng Redmine, tích hợp với slack, git, svn. Quy mô từ (10 người đến 150 người)

Tất cả các services (dịch vụ) được dùng hoàn toàn miễn phí.

---

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan lĩnh vực phần mềm luôn có nhu cần cần một hệ thống quản lý dự án bao gồm các thông tin:

+ Danh sách công việc của từng người trong dự án.

+ Danh sách bug của phần mềm hiện tại, dự án hiện tại.

+ Danh sách Q&A trao đổi với khách hàng.

+ Danh sách issues/risk trong dự án.

Với khóa học này, sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách setup và hướng dẫn xây dựng một hệ thống quản lý dự án phần mềm với chi phí gần như bằng 0. Bạn chỉ tốn chi phí cho việc thuê server.

B - Đối tượng của khóa học

+ Các bạn IT trong các công ty phần mềm.

+ Các bạn quản lý dự án (Project Manager / Senior Manager) muốn xây dựng hệ thống quản lý dự án phầm mềm cho công ty outsourcing.

+ Các bạn muốn hiểu thêm về cách setup hệ thống quản lý dự án phần mềm.

C - Kết quả đầu ra của khóa học

+ Tự xây dựng được hệ thống quản lý dự án phần mềm với chi phí bằng 0.

+ Hiểu được cách thức quản lý dự án phần mềm hoạt động.

+ Xây dựng được hệ thống báo cáo từ hệ thống Bitnami Redmine, tích hợp với spreadsheet (google sheet).

D - Yêu cầu của khóa học

+ Có kỹ năng về quản lý dự án phần mềm.

+ Từng làm hoặc đang làm vị trí quản lý dự án.

+ Yêu thích hoặc mong muốn xây dựng hệ thống quản lý dự án phần mềm.

+ Hướng dẫn cấu hình trên hệ điều hành window (win server)

II - NỘI DUNG CHI TIẾT

Chương 1: Giới thiệu về khoá học

Bài 1: Đối tượng và mục tiêu của khoá học

Bài 2: Hướng dẫn học tập

Xem video hướng dẫn và liên hệ trực tiếp giảng viên trong quá trình thao tác nếu gặp khó khăn.

Hướng dẫn chuẩn bị môi trường và hệ điều hành cần thiết.

Bài 3: Redmine là gì? Một số ví dụ về quản lý dự án phần mềm bằng Redmine.

Giải thích tại sao nên sử dụng hệ thống Redmine, các lợi ít khi sử dụng hệ thống Redmine.

Chương 2: Hướng dẫn setup hệ thống

Bài 1: Hướng dẫn setup Redmine bằng Bitnami

1 - Download Bitnami Redmine.

2 - Cài đặt lên server.

3 - Lưu lại thông tin cấu hình.

Bài 2: Hướng dẫn setup Roles (vai trò của người dùng trên hệ thống quản lý)

1 - Chi tiết tạo các roles của người dùng trong một dự án và trên hệ thống Redmine.

2 - Chỉnh sữa role, sắp xếp thứ tự các role trong hệ thống Redmine.

Bài 3: Hướng dẫn setup Permission (phân quyền của người dùng trên hệ thống quản lý)

1 - Cấu hình phân quyền cho toàn bộ hệ thống Redmine.

2 - Chỉnh sữa phân quyền theo roles của người dùng trong dự án và trên hệ thống Redmine.

Bài 4: Hướng dẫn setup workflow (luồng công việc cho từng roles trong hệ thống)

Trong hệ thống quản lý dự án. Mỗi một vai trò sẽ có phân quyền khác nhau và xử lý các luồng công việc khác nhau, sau bài học này học viên sẽ biết cách tùy chỉnh luồng công việc cho từng vị trí trong hệ thống.

Mỗi người có quyền hạn gì và có thể thao tác được gì trong hệ thống.

Bài 5: Hướng dẫn LDAP vào winserver

Tích hợp hệ thống LDAP của winserver vào trong Redmine. Giúp cho người sử dụng có thể tạo tài khoản trên Winserver và truy cập trực tiếp vào trong Redmine

Bài 6: Hướng dẫn cài plugins vào Redmine

Với phiên bản cài đặt gốc của Redmine thì sẽ không đủ để sử dụng nên cần phải cài đặt thêm các plugin để hổ trợ.

Sau bài này học viên sẽ biết cách tìm plugin, tải plugin và cài đặt plugin vào trong hệ thống.

Bài 7: Hướng dẫn tạo dự án và cấu hình dự án

1 - Tạo một dự án mới trên hệ thống Redmine.

2 - Cấu hình các modules cần thiết trên hệ thống Redmine.

3 - Chỉnh sửa thông tin của dự án trên hệ thống Redmine.

Bài 8: Hướng dẫn tạo category và tự assign khi tạo ticket

Trong một dự án có nhiều người với nhiều vị trí, vai trò khác nhau. Để giúp cho việc tạo ticket/issues dễ dàng hơn, hệ thống có thể cấu hình mặc định/chỉ định người sẽ được assign khi tạo ticket.

Bài 9: Hướng dẫn tạo các field ràng buộc trong quá trình chạy dự án

Với một dự án có nhiều thông tin khác nhau, có những thông tin bắt buộc nhập, thông tin không bắt buộc nhập. Với hệ thống quản lý Redmine chúng ta có thể cấu hình tùy chỉnh cho mỗi field/mỗi dự án khác nhau.

Sau bài này học viên sẽ biết được cách tùy chỉnh theo nhiều điều kiện khác nhau với các field khác nhau trong dự án.

Bài 10: Hướng dẫn setup theme cho hệ thống Redmine

Với giao diện hiện tại của Redmine thì sẽ không được đẹp, chuyên nghiệp. Vì vậy, chúng ta có thể lên mạng tìm theme (miễn phí hoặc có phí) để setup vào trong hệ thống Redmine.

Sau bài này học viên sẽ biết cách tìm, tải về, và gắng vào trong hệ thống Redmine hiện tại.

Chương 3: Hướng dẫn cài đặt plugin về trong hệ thống quản lý Redmine

Bài 1: [Plugin][Chart] - Tạo chart thế nào?

Cách tạo private chart/ public chart, các loại chart khác nhau trong dự án.

Bài 2: [Plugin][Mention] - Cách @ để phía người nhận noti

Cấu hình email để notification khi typing @ trên hệ thống quản lý Redmine.

Bài 3: [Plugin][Additionals] - Cách add và sử dụng được Macro

Thêm các Macro để giúp cho việc trình bày các issues một cách dễ dàng và rõ ràng hơn.

Bài 4: [Plugin][Checklist] - Các tạo checklist và đánh checklist

Tạo các checklist, template checklist cho các tracker khác nhau trong quá trình tạo.

Bài 5: [Plugin][Template] - Sử dụng các loại template toàn bộ/dự án

Tạo template nội dung theo phân loại các tracker.

Bài 6: [Plugin][Banner] - Sử dụng các loại banner

Trong dự án hoặc hệ thống, cần có một thông báo cho toàn bộ người dùng biết khi có thay đổi hoặc các vấn đề khác. Chúng ta có thể sử dụng tính năng banner để cấu hình cho hệ thống.

Bài 7: [Plugin][SlackNoti] - Sử dụng tích hợp với slack group noti

Một số công ty hiện tại đang sử dụng slack để trao đổi công việc là chính. Để giúp cho hệ thống quản lý có thể đồng bộ dữ liệu và thông báo nhanh chóng đến người dùng khi sử dụng slack.

Chúng ta có thể cấu hình hệ thống Redmine tích hợp với slack group.

Bài 8: [Plugin][People] - Sử dụng plugin để cập nhật thông tin users

Với mỗi người sử dụng trên hệ thống quản lý Redmine chúng ta có thể lưu nhiều thông tin hơn nữa để hổ trợ cho việc quản lý nhân sự hoặc một số thông tin khác.

Với plugin này sẽ giúp cho chúng ta quản lý nhiều thông tin hơn nữa.

Bài 9: [Plugin][WYSIWYG] - Sử dụng word editor

Với mỗi phần mô tả của các ticket/issues thì mặc định của hệ thống Redmine sẽ rất khó thao tác và add thêm hình ảnh.

Để khắc phục điểm này, chúng ta có thể sử dụng plugin này để giúp cho người dùng thao tác dễ hơn và nhanh hơn.

Bài 10: [Plugin][ViewCustomize] - Add code javascript into Redmine

Trong trường hợp bạn cần chỉnh sửa lại code của hệ thống Redmine mặc định. Thay vì việc sửa đổi trực tiếp bằng code trong các file hệ thống thì có thể thông qua plugin nào để chỉnh sửa một số phần theo nhu cầu của bạn.

Bài 11: [Plugin][MeetingRoom] - Cấu hình meeting room và book phòng

Với công ty của bạn có nhiều phòng họp, để giúp cho việc booking phòng họp giữa các phòng ban trên hệ thống, chúng ta có thể sử dụng plugin này để hổ trợ.

Chương 4: Hướng dẫn cách tạo một dự án phần mềm trên Redmine (demo dữ liệu thật)

Bài 1: GIới thiệu về các roles trong dự án phần mềm.

Các roles (vai trò) thường có trong một dự án phần mềm bao gồm những roles nào, phạm vi quyền hạn của từng role trên hệ thống quản lý.

Bài 2: Hướng dẫn cấu hình về phân quyền của từng roles

Cấu hình chi tiết phân quyền của từng roles trong một dự án phần mềm.

Bài 3: Giới thiệu về các loại issues trong dự án phần mềm (task/bug/Q&A/Risk/issues/Report/etc.)

Hiểu đúng các loại issues cần có trong một dự án phần mềm.

Bài 4: Hướng dẫn cấu hình các loại issues và phân quyền cho từng roles.

Cấu hình các field cần thiết cho các loại issues khác nhau, phần quyền chi tiết các roles với các issues khác nhau.

Bài 5: Hướng dẫn import hàng loạt các issues từ file csv lên hệ thống Redmine

Đưa dữ liệu hàng loạt vào hệ thống Redmine thông qua định dạng file CSV.

Bài 6: Hướng dẫn tạo gantt chart trên hệ thống Redmine

Tạo gantt chart trên hệ thống Redmine với dữ liệu đã được import.

Bài 7: Hướng dẫn tạo template bug, template task, template Q&A, template Report

Với các loại issues thì sẽ cần lưu trữ thông tin khác nhau và các tùy chỉnh khác nhau.

Sau bài học này học viên có thể tự tạo các loại template khác nhau, theo cấu hình chuẩn của các loại issues thông thường trong một dự án quản lý phần mềm.

Bài 8: Hướng dẫn tạo query (Truy vấn) để quản lý công việc của thành viên trong dự án

Trong hệ thống quản lý phần mềm sẽ có rất nhiều issues, có khi lên đến vài ngàn issues. Khi đó việc truy vấn dữ liệu sẽ rất khó khăn nếu không có filter. Trong bài này học viên sẽ biết cách truy vấn dữ liệu theo nhiều cách khác nhau trên hệ thống. Ngoài ra, còn có thể lưu lại câu truy vấn đề sử dụng cho các lần sau.

Bài 9: Hướng dẫn tạo chart trên hệ thống Redmine.

Tạo chart (line chart, column chart, pie chart) quản lý danh sách công việc, danh sách bug, danh sách Q&A trên hệ thống quản lý Redmine.

Chương 5: Hướng dẫn tích hợp với hệ thống báo cáo thông qua spreadsheets/Excel

Bài 1: Trích xuất dữ liệu hiện tại trên Redmine ra file CSV

Trường hợp thống kê dữ liệu thông qua các hệ thống khác hoặc excel/spreadsheets (google sheet) thì có thể sử dụng tính năng trích xuất dữ liệu ra CSV từ hệ thống Redmine.

Bài 2: Hướng dẫn import dữ liệu từ CSV vào trong excel/spreadsheets

Cách đưa dữ liệu vào trong excel/spreadsheets từ file CSV.

Bài 3: Sử dụng pivot để thống kê task/bug/issues trên Excel

Sử dụng pivot để thống kê và làm báo cáo trên Excel.

Bài 4: Sử dụng pivot để thống kê task/bug/issues trên spreadsheets

Sử dụng pivot để thống kê và làm báo cáo trên Spreadsheets.

Bài 5: Giới thiệu website export dữ liệu trực tiếp từ Redmine vào trong spreadsheets

Trường hợp bạn có files spreadsheets và muốn trích xuất dữ liệu một cách nhanh chóng thì có thể sử dụng thông qua website được tác giả code có sẵn.

III - CHỨNG NHẬN SAU KHÓA HỌC

Sau khóa học các bạn sẽ được cấp một chứng nhận đã hoàn thành từ https://smartitsoft.com/

IV - ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Bước 1 - Nhập thông tin bên dưới và chuyển khoản

Ngân hàng Tiên Phong Bank

Chi nhánh Cộng Hòa

Số tài khoản: 00061552001

Họ và tên: Nguyen Thien An

Nội dung chuyển khoản: Redmine - <Họ và tên> - Số điện thoại

Ví dụ: Redmine - Nguyễn Văn A - 0378115292

Số tiền: 890.000 VNĐ (Giá gốc: 2.000.000 VNĐ) Giảm 55%

Bước 2 - Nhập thông tin vào form và liên hệ với chuyên gia

Sau khi nhập thông tin vào form thì bên phía smartitsoft.com sẽ đưa bạn vào nhóm học và sắp xếp lịch học với bạn

V - CÁC KHÓA HỌC KHÁC

Khóa học xây dựng hệ thống quản lý dự án miễn phí với Redmine | RE01